Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Phòng Và Trị Bệnh Gan Tụy Cấp Tính Trên Tôm Thẻ Chân Trắng (EMS)

 Phòng và trị bệnh gan tụy cấp tính.

1/ Nguyên nhân gây bệnh gan trên tôm thẻ là do đâu?

      Trước hết nguyên nhân gây bệnh trên tôm thẻ là do đâu. Nếu nói về nguyên nhân thì có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng hiện nay chúng ta đã phát hiện một số nguyên nhân như sau:

+ Trước hết, là do chất dinh dưỡng có thể chúng ta thiếu các chất dinh dưỡng cho tôm, nếu chúng ta cho dư chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của tôm cũng không tốt. vì vậy cách quản lý thức ăn cho tôm và biết cách trộn thức ăn cho tôm là một vấn đề khá quan trọng.

+ Thứ hai, Trong đó môi trường ao nuôi là một phần không nhỏ dẫn đến ảnh hưởng đến tôm.  Điều kiện khí hậu và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là những tác nhân khiến tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan. Trong đó, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là tác nhân chính gây bệnh cho tôm thẻ chân trắng. Vi khuẩn này nó có khả năng xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa của tôm, nó nhờ đường tiêu hoá của tôm để phát triển và tồn tại.

         Thứ ba, vấn đề quan trọng dẫn đến bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng còn xuất hiện ở những ao nuôi xấu (xấu ở đây do ta không quản lý được môi trường nước như PH; Kiềm; màu nước: tức là tảo già hay không có khả năng gây tảo; Khí độc, không diệt khuẩn định kỳ.  

2/ Các dấu hiệu nhận biết tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan

Hiện nay, chúng ta đã phát hiện ra một số dấu hiệu của bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng với các dấu hiệu mà mắt thường có thể nhìn thấy được, cụ thể như:

– Tôm thẻ chân trắng bị teo gan:  khi ta kiểm tra tôm, ta quan sát bệnh teo gan ở tôm thẻ chân trắng có biểu hiện gan tôm nhỏ lại, xuất hiện màu đen và chai đi, gan tôm bị teo, chúng ta lấy tay lăn nhẹ qua phần đầu tôm, thấy gan tôm không bị vở mà có dấu hiệu dai, Theo thông thường, tôm bị bệnh về gan thì khi chết ruột tôm thẻ bị rỗng, gan màu đen xậm và dai. Tôm chết rải rác, số tôm chưa nhiễm bệnh vẫn phát triển bình thường. 



– Tôm Thẻ Chân Trắng bị nhũn gan: Gan tôm thẻ bị nhũn, dễ vỡ, gan của tôm có màu vàng nhạt. Thường thấy đầu tôm thẻ bị chảy dịch ra khi ta kiểm tra phần đầu.

– Tôm thẻ chân trắng bị hoại tử gan cấp tính:  Cũng gần giống như bị nhũn gan. Gan của tôm thẻ đổi sang màu nhạt đến trắng,  kèm theo đó ruột tôm rỗng tỷ lệ chết cao. 



3/ Cách phòng bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng

Thưa các anh (chị)! Hiện nay chúng ta chưa có thuốc đặt trị riêng về gan cho tôm. Chúng ta chỉ trên tinh thần là phòng bệnh. Phòng bệnh là cách khá tốt để giảm thiểu chúng bị bệnh.

Các anh (chị) xem video chi tiết hơn: 



Do đó, chúng ta phòng bệnh gan cho tôm là vì tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu nên khi tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan thì việc điều trị khá khó khăn. Chính vì thế, các anh (chị) cần có các phương pháp phòng ngừa dịch bệnh ngay từ ban đầu.

– Việc đầu tiên,  trước khi thả tôm thì việc lựa chọn mua giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Vì vậy, chúng ta nên chọn những cơ sở bán tôm giống có uy tính trên thị trường.

–Việc thứ hai,  giữ môi trường nước cho tôm:

+Chúng ta thả tôm với mật độ vừa phải, không nên quá dày. Đối với tôm thẻ nếu anh (chị) thả dày thì chúng ta  cần chủ động thu tỉa ao tôm.

+Việc chúng ta lựa chọn thức ăn chất lượng, đủ chất dinh dưỡng, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh dư thừa (nếu chúng ta nói câu này có thể thừa, vì hiện nay, các số thức ăn bán trên thị trường điều đã được kiểm nghiệm, mà đa số chúng ta mua thì lựa những nơi có uy tín. Mà ở đây chúng ta là bảo quản, và trộn các khoán chất và men cho phù hợp). Chủ động giảm lượng thức ăn khi thời tiết thay đổi, vì thời tiết thay đổi thì tôm cũng giảm ăn (nóng bức, mây mù, mưa gió, bão bùng) và môi trường ao biến động (xử lý hóa chất, rớt tảo, tôm nối đầu, lột xác đồng loạt).

Về phần cho tôm ăn, chúng ta kết hợp với các men tiêu hoá, ngừa đường ruột và lẫn với gan tuỵ cho tôm, kết hợp với Vitamin C trộn điều cho tôm ăn. Nếu chúng ta cho ăn 3 cữ ngày thì trộn cho ăn hai cữ.

– Chúng ta luôn giữ nồng độ pH tốt nhất là từ 7,5 đến 8,5.

– Độ kiềm cần đạt 120 ppm và tăng dần đến 150 ppm ở cuối mùa vụ, có cao hơn cũng không sao, mà có điều cao hơn quá tôm chậm lớn. Tôm Thẻ Chân Trắng khác với tôm Sú vì tôm Sú độ kiềm cao là khá nguy hiểm.

– Duy trì hàm lượng Oxy cần thiết cho ao nuôi bằng cách tăng cường chạy quạt cho tôm.

4/ Điều trị bệnh gan tụy trên tôm thẻ.

Xin nhắc lại! Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh gan trên tôm thẻ nhưng khi tôm xuất hiện những dấu hiệu bất thường, vẫn còn khả năng bắt mồi thì anh (chị)  nên thực hiện một số phương pháp điều trị như sau:

– Sử dụng máy Pockit PCR và KIT để phát hiện chính xác bệnh trên tôm. Kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của máy. Đây được xem là phương pháp chẩn đoán bệnh tôm mới và đạt hiệu quả cao nhất.

Sử dụng  vi sinh EMS – Proof với liều dung như sau: tạt một gói EMS – Proof đã được hoạt hóa cho 2000 – 3000 m3 nước, tạt 2 ngày/1 lần, đồng thời các anh (chị) bổ sung Gut – Well vào thức ăn để bổ sung các  lợi khuẩn đường ruột  cho tôm giúp tôm cải thiện tiêu hóa (giúp tôm dể tiêu hoá hơn, phục hồi sức khỏe tôm sau khi nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND/EMS).

–Trong lúc này các anh (chị) cần quản lý các yếu tố môi trường  thường xuyên, theo dõi trong ao nuôi để duy trì ở mức ổn định, tránh các điều kiện bất lợi gây ảnh hưởng đến tôm nuôi. Cần chú ý chúng ta cung cấp cho ao tôm đầy đủ oxy để giúp tôm mau hồi phục./

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét