Hiển thị các bài đăng có nhãn cẩm nang nuôi cua. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cẩm nang nuôi cua. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Nuôi Cua Thương Phẩm Giai Đoạn Một

tháng 2 24, 2021 0

 Nuôi cua thương phẩm giai đoạn 1:

Là mô hình nuôi cua giống kích cỡ hạt tiêu lên đến kích cỡ 44mm (loại từ  0,012 g/con đến  20 - 30 g/con) Cua sau khi nuôi 30 - 40 ngày tuổi cua đạt trong lượng từ 20 - 30 g/con tiến hành thu cua giai đoạn 1.

1/ Chọn giống và thả giống:

Hiện nay, mô hình nuôi cua biển thương phẩm ngày càng được bà con đón nhận. Chính vì thế tôi xin chia sẻ với mọi người vài kinh nghiệm nuôi cua biển của tôi.

Trước hết là chọn giống và thả giống. Chúng ta mua giống chủ yếu là những nơi sản xuất giống cua do trại giống ương ra. Chính vì thế có nhiều loại giống trên thị trường, nên các anh (chị) chọn mua giống nơi có uy tín.

Chúng ta chọn giống cua như thế nào? chọn giống cua chúng ta so cở con giống đống điều, đồng màu, và đặc biệt nó phản ứng lanh lẹ, các bộ phận của cua con phải còn đầy đủ. Khi đến trại giống các anh (chị) lấy giống mẫu bỏ vào chậu, coi cua nó phân tán điều không, không bị dùng cục.

Mật độ thả cua giống từ 10 đến 15 con/m2 đối với cua con, thời gian thì các anh (chị) chọn trời mát tốt nhất vào buổi sáng. Trước khi thả các anh (chị) nên thuần cua khá giống thuần tôm, để tôm chịu nước không.

2/ cách chăm sóc quản lý cua con.

Cách chăm sóc cua con: 

    +Trước hết cách cho ăn: chúng ta mua thức ăn công nghiệp loại sử dụng cho tôm thẻ, vì trong thức ăn của tôm thẻ có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và lượng đạm cho cua để giúp cua phát triển tốt. Khẩu phần cho tôm ăn cho ăn 2 lần ngày buổi sáng cử và buổi chiều mát cử. Các anh (chị) nên dùng nhá để canh cua ăn của giống như canh thức ăn của Thẻ. Canh độ khoảng 1h30 đến 2h . Về phần dinh dưỡng cho tôm, thì anh (chị) trộn với thức ăn như Vitamin C, khoáng để giúp tôm tăng đề kháng với liều lượng từ 5-10g/kg thức ăn, hay dùng khoáng và Vitamin bón vào ao nuôi.

    +Về quản lý môi trường nước trong ao nuôi: Trước hết chúng ta canh độ PH cũng nằm trong khoảng 7.5 đến 8.0, độ kiềm cũng khoảng 120. Các anh (chị) chú ý nên diệt khuẩn thường xuyên, vì trong môi trường ao cua tao ra nhiều loại vi khuẩn dễ gây bệnh cho cua, định kỳ 7 ngày diệt khuẩn lần bằng Iodine hay BKC 50%, sau đó tiến hành bón vôi đá liều lượng 15kg/1000m3 lại để gây lại tảo hay cải tạo đáy ao trong ao cua.

Kỹ Thuật Nuôi Cua Biển

tháng 2 24, 2021 0

 

Kỹ thuật nuôi Cua biển

Cua biển có thể nói là một trong những loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Trong những năm gần đây mô hình nuôi cua biển ở tỉnh Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh có mô hình nuôi cua biển nói chung chủ yếu được nuôi theo hình thức nuôi quãng canh cải tiến kết hợp tôm sú - cua - cá. Ở mô hình này cua biển được thả nuôi với mật độ thấp (khoảng 1con/10 m2), tỷ lệ sống của cua biển theo thống kê hàng năm chỉ đạt khoảng từ 5 - 10%, chính vì vậy nên năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cua biển thương phẩm này chưa cao và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Để giúp cho người dân nuôi cua biển có thể áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và những người dân nuôi tôm sú, cá kèo công nghiệp - bán công nghiệp (CN-BCN) không hiệu quả có thể chuyển sang đối tượng nuôi mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình cũng như sản lượng cua biển thương phẩm chúng tôi xin giới thiệu với bà con nông dân "quy trình nuôi cua biển CN-BCN sử dụng chế phẩm sinh học 3 giai đoạn".


Chọn địa điểm nuôi: (áp dụng cho cả 3 giai đoạn): Ao nuôi cua tốt nhất nên có các đặc điểm như: Gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước. Nền đáy ao, đầm nên là loại đất thịt pha sét hay cát, không quá nhiều bùn nhão (lớp bùn không quá 15 cm). Đất và nước ít bị nhiễm phèn, pH nước từ 7,5 - 8,5; độ mặn từ 10 - 30‰ và nhiệt độ từ 25 - 35oC. Ao nuôi tốt nhất nên có diện tích từ 2.000 m2 - 5.000 m2, độ sâu 1,5 - 1,8 m với bờ có chiều rộng đáy tối thiểu 4m, mặt 2 - 3 m và cao 1 - 1,5 m và cao hơn mức triều cường ít nhất 0,5 m.

Cải tạo ao: (áp dụng cho cả 3 giai đoạn nuôi): Sau mỗi vụ nuôi cần phải ủi hoặc nạo vét sạch bùn đáy ao, gia cố bờ ao. Trường hợp bùn ao không nhiều khoảng 10 cm, bón vôi CaO 15 - 20 kg/1000 m2, phơi đáy ao 2 - 3 ngày sau đó tiến hành bơm nước từ ao lắng vào ao nuôi (tốt nhất nên bơm nước qua túi vải lọc). Tránh lấy nước trong các trường hợp sau: Nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh, nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm, nước có nhiều váng bọt, màng nhầy, có nhiều phù sa đen lơ lửng. Không lấy nước khi thuỷ triều đang lên, nên lấy nước khi nước bắt đầu bình để hạn chế đưa các chất phù sa lơ lửng vào ao, tốt nhất nên lấy nước vào ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi. Sau khi bơm nước vào ao nuôi khoảng 3 - 5 ngày thì tiến hành diệt tạp. Để diệt các loài cá tạp và giáp xác trong ao có thể sử dụng: Saponin: 15 - 20 kg/1000 m3 nước. (nếu độ mặn > 15‰), dây thuốc cá: 8 -10 kg/1000 m3 nước (nếu độ mặn < 15‰). Xung quanh bờ rào kỹ bằng đăng tre, tấm nhựa, lưới cước...và đặt hơi nghiêng vào ao một góc 450, cao khoảng 80 – 100 cm sao cho cua không thoát ra được. Ao có cống cấp và thoát để cấp thoát nước cho ao, trước cống nên có 2 lớp đăng hay lưới chắn cẩn thận. Bố trí chà khô thành từng bó chiếm từ 1/3 - 2/3 diện tích ao nuôi để làm giá thể trú ẩn khi cua lột (tránh tình trạng cua ăn thịt lẫn nhau gây hao hụt). Kiểm tra các yếu tố môi trường: pH: 7,5 - 8,5, độ kiềm: 100 - 120 mg/l, độ mặn: 10‰ -30‰. Việc cải tạo và xử lý nước ban đầu là khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của ao nuôi: Tạo cho vật nuôi có được một nền đáy ao sạch, làm tăng và ổn định lượng oxy hoà tan trong nước, ổn định chất lượng nước và làm giảm các chất độc trong nước, ổn định nhiệt độ ao, hạn chế tảo sợi, tảo đáy phát triển, hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh. Khi đạt các yêu cầu thì tiến hành thả giống.