Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi tôm Thẻ mùa lạnh
1.1/ Những rủi ro thường gặp khi nuôi tôm vụ
đông
Trước
hết, tôi và các anh (chị) cũng phải thừa nhận là, nuôi tôm thẻ vào mùa đông
(mùa lạnh), nó đem lợi nhuận cũng khá lớn. Tại vì, lúc này lượng tôm và nuôi
tôm trái mùa, nên ai nuôi được tôm bán giá cũng khá cao. Tuy nhiên, khi nuôi
tôm vào mùa đông cũng khá là bất lợi cho những người nuôi như chúng ta.
Bất
lợi thứ nhất là do nhiệt độ thấp, lạnh dẫn đến một số loại bệnh như phân trắng,
bệnh đỏ thân. Ngược lại, đây lại là điều kiện thích hợp cho bệnh ở tôm thẻ chân
trắng phát triển, đặc biệt là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy.
Thứ
hai là, tiền đầu tư chúng ta khá cao hơn vì chúng ta phải ổn định môi trường vì
có nhiệt độ thấp, quản lí môi trường nước trong vụ đông độ kiềm và PH có thể giảm…
vì mùa đông ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long có kèm theo mưa.
2. 2/ Các yếu tố môi trường ao nuôi vụ đông:
+
Độ pH: Trong ao nuôi tôm cần duy trì từ
7,5 – 8,5 và biến động ngày đêm không quá 0,5 đơn vị. Ở vùng đất bị nhiễm phèn
nặng để đề phòng pH xuống thấp cần rải vôi nung (CaO) trên bờ ao và tiếp tục rải
vôi sau một trận mưa. Chúng ta nên đo độ PH vào lúc 6h sáng và 15h chiều.
Cách
xử lý độ PH cao:
Độ
PH từ 9.0 trở lên là cao. Nguyên nhân PH
cao là do tảo và sinh vật trong ao nuôi phát triển quá mức. Những vùng nuôi tôm
có độ mặn thấp hay nuôi tôm vào mùa mưa thì sự phát triển của rong tảo mạnh
nênh đẩy mạnh độ PH lên. Chúng ta sử lý độ PH cao như sau:
–
Chúng ta sử dụng đường cát hoặc đường mật với liều lượng 0,5 kg đường trong 100
m3 khoa với nước tạt đều khắp ao chúng sẽ làm giảm độ PH.
–
Các anh (chị) chú ý là nếu ta đang bón vôi, thì nên dừng lại ngay
–
Chúng ta quan sát độ tảo trong ao, nếu lượng tảo phát triển quá lớn cũng sẽ làm
ảnh hưởng đến độ pH trong ao nuôi tôm. Nên chúng ta thường cắt tảo định kỳ, mà
quan trọng chúng ta nên quan sát màu nước coi độ tảo như thế nào rồi mới cắt,
chứ cắt tảo định kỳ mà tảo bình thường thì tốn kém.
–
Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng phèn nhôm Al2(SO4)3.14H2O theo liều lượng hướng
dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì để giảm độ pH của nước hoặc sử dụng thạch
cao thô để hạn chế sự tăng pH đột ngột.
Các anh (chị) xem video nuôi tôm thẻ mùa đông:
Cách
tăng độ PH:
Với
những ao thuộc vùng phèn, tuyệt đối không được phơi quá khô, phơi đến nứt nẻ đất
là không nên.
Trước
khi lấy nước vào ao nuôi, anh (chị) nên dùng phân chuồng bón đáy ao với liều lượng
khoảng 25 – 30 kg/100 m2 đáy ao. Hay ta dùng phần NPK, để khí lấy nước vào sinh
tảo.
Trước
khi có mưa lớn, anh (chị) nên rải vôi tôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10
– 20 kg/m2 để tránh pH giảm thấp đột ngột.
Cách
nâng pH ao nuôi tôm nhanh, anh (chị) nên dùng khoảng 50 – 100 kg Ca(OH)2, bón
khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Sau
đó chúng ta kiểm tra và tăng liều lượng vôi nếu cần thiết nhé. Chú ý là ta đo
PH kiểm tra là đợi khoảng 2 đến 3 giờ sau hả đo nhe anh (chị).
+
Ô xy hoà tan:
Ôxy
zeolit trong ao nuôi tôm không được thấp
hơn 4mg/l, Ôxy thấp hơn 3mg/l tôm sẽ ngừng
ăn và tấp vào mé bờ, nếu không xử lý kịp thời tôm có thể chết. Zeolit nó vừa
ngăn tôm tấp mé, vừa phân huỷ khí độc Ngoài việc tăng cường quạt nước và sục
khí, có thể dùng ôxy viên; muốn tăng 1mg ôxy/l, cần dùng 4ml H2O2 (loại 50%).
+
Độ kiềm: Độ kiềm trong ao nuôi tôm
luôn phải giữ ổn định có hàm lượng cao hơn 80mg -CaCO3/l. Trong quá trình nuôi
nhất là trong mùa mưa nên thường xuyên bón các loại vôi CaCO3 hoặc dolomit CaMg
(CO3)2 theo chu kỳ 7 – 10 ngày/lần, liều lượng 100 – 200kg/ha.
Hạ
độ kiềm: Nếu ao có độ kiềm cao thì cách hạ kiềm
như thế nào?
Với
ao tôm gặp trường hợp kiềm cao quá chúng ta cần có biện pháp xử lý ngay, 1 biện
pháp rất đơn giản và hiệu quả đó là thay nước từ ao chứa đã qua xử lý có độ kiềm
thấp hơn. Ngoài ra 1 số biện pháp khác được bà con áp dụng như tạt mật đường hoặc
tạt khóm(dứa) xay nhuyễn cũng giúp giảm độ kiềm đáng kể...
+
Độ trong: Độ trong thể hiện thực vật
phù du phát triển trong nước ao nuôi tôm, độ trong nên duy trì trong khoảng 25
– 40cm. Độ trong thực vật phù du cải thiện tốt cho tôm, bởi vì chúng hạn chế được
các chất lơ lửng, làm tầm nhìn của tôm tốt hơn, giảm mối nguy cho tôm.