Hiển thị các bài đăng có nhãn cẩm nang nuôi tôm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cẩm nang nuôi tôm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi tôm Thẻ Mùa Lạnh

tháng 3 05, 2021 1

 Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi tôm Thẻ mùa lạnh

1.1/ Những rủi ro thường gặp khi nuôi tôm vụ đông

Trước hết, tôi và các anh (chị) cũng phải thừa nhận là, nuôi tôm thẻ vào mùa đông (mùa lạnh), nó đem lợi nhuận cũng khá lớn. Tại vì, lúc này lượng tôm và nuôi tôm trái mùa, nên ai nuôi được tôm bán giá cũng khá cao. Tuy nhiên, khi nuôi tôm vào mùa đông cũng khá là bất lợi cho những người nuôi như chúng ta.

Bất lợi thứ nhất là do nhiệt độ thấp, lạnh dẫn đến một số loại bệnh như phân trắng, bệnh đỏ thân. Ngược lại, đây lại là điều kiện thích hợp cho bệnh ở tôm thẻ chân trắng phát triển, đặc biệt là bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy.

Thứ hai là, tiền đầu tư chúng ta khá cao hơn vì chúng ta phải ổn định môi trường vì có nhiệt độ thấp, quản lí môi trường nước trong vụ đông độ kiềm và PH có thể giảm… vì mùa đông ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long có kèm theo mưa.

2.     2/ Các yếu tố môi trường ao nuôi vụ đông:

+ Độ  pH: Trong ao nuôi tôm cần duy trì từ 7,5 – 8,5 và biến động ngày đêm không quá 0,5 đơn vị. Ở vùng đất bị nhiễm phèn nặng để đề phòng pH xuống thấp cần rải vôi nung (CaO) trên bờ ao và tiếp tục rải vôi sau một trận mưa. Chúng ta nên đo độ PH vào lúc 6h sáng và 15h chiều.

Cách xử lý độ PH cao:

Độ PH  từ 9.0 trở lên là cao. Nguyên nhân PH cao là do tảo và sinh vật trong ao nuôi phát triển quá mức. Những vùng nuôi tôm có độ mặn thấp hay nuôi tôm vào mùa mưa thì sự phát triển của rong tảo mạnh nênh đẩy mạnh độ PH lên. Chúng ta sử lý độ PH cao như sau:

– Chúng ta sử dụng đường cát hoặc đường mật với liều lượng 0,5 kg đường trong 100 m3 khoa với nước tạt đều khắp ao chúng sẽ làm giảm độ PH.

– Các anh (chị) chú ý là nếu ta đang bón vôi, thì nên dừng lại ngay

– Chúng ta quan sát độ tảo trong ao, nếu lượng tảo phát triển quá lớn cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ pH trong ao nuôi tôm. Nên chúng ta thường cắt tảo định kỳ, mà quan trọng chúng ta nên quan sát màu nước coi độ tảo như thế nào rồi mới cắt, chứ cắt tảo định kỳ mà tảo bình thường thì tốn kém.

– Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng phèn nhôm Al2(SO4)3.14H2O theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì để giảm độ pH của nước hoặc sử dụng thạch cao thô để hạn chế sự tăng pH đột ngột.

Các anh (chị) xem video nuôi tôm thẻ mùa đông:


Cách tăng độ PH:

Với những ao thuộc vùng phèn, tuyệt đối không được phơi quá khô, phơi đến nứt nẻ đất là không nên.

Trước khi lấy nước vào ao nuôi, anh (chị) nên dùng phân chuồng bón đáy ao với liều lượng khoảng 25 – 30 kg/100 m2 đáy ao. Hay ta dùng phần NPK, để khí lấy nước vào sinh tảo.

Trước khi có mưa lớn, anh (chị) nên rải vôi tôi Ca(OH)2 xung quanh bờ ao với lượng 10 – 20 kg/m2 để tránh pH giảm thấp đột ngột.

Cách nâng pH ao nuôi tôm nhanh, anh (chị) nên dùng khoảng 50 – 100 kg Ca(OH)2, bón khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa.  Sau đó chúng ta kiểm tra và tăng liều lượng vôi nếu cần thiết nhé. Chú ý là ta đo PH kiểm tra là đợi khoảng 2 đến 3 giờ sau hả đo nhe anh (chị).

+ Ô xy hoà tan:

Ôxy  zeolit trong ao nuôi tôm không được thấp hơn 4mg/l, Ôxy  thấp hơn 3mg/l tôm sẽ ngừng ăn và tấp vào mé bờ, nếu không xử lý kịp thời tôm có thể chết. Zeolit nó vừa ngăn tôm tấp mé, vừa phân huỷ khí độc Ngoài việc tăng cường quạt nước và sục khí, có thể dùng ôxy viên; muốn tăng 1mg ôxy/l, cần dùng 4ml H2O2 (loại 50%).

+ Độ kiềm: Độ kiềm trong ao nuôi tôm luôn phải giữ ổn định có hàm lượng cao hơn 80mg -CaCO3/l. Trong quá trình nuôi nhất là trong mùa mưa nên thường xuyên bón các loại vôi CaCO3 hoặc dolomit CaMg (CO3)2 theo chu kỳ 7 – 10 ngày/lần, liều lượng 100 – 200kg/ha.

Hạ độ kiềm: Nếu ao có độ kiềm cao thì cách hạ kiềm như thế nào?

Với ao tôm gặp trường hợp kiềm cao quá chúng ta cần có biện pháp xử lý ngay, 1 biện pháp rất đơn giản và hiệu quả đó là thay nước từ ao chứa đã qua xử lý có độ kiềm thấp hơn. Ngoài ra 1 số biện pháp khác được bà con áp dụng như tạt mật đường hoặc tạt khóm(dứa) xay nhuyễn cũng giúp giảm độ kiềm đáng kể...

+ Độ trong: Độ trong thể hiện thực vật phù du phát triển trong nước ao nuôi tôm, độ trong nên duy trì trong khoảng 25 – 40cm. Độ trong thực vật phù du cải thiện tốt cho tôm, bởi vì chúng hạn chế được các chất lơ lửng, làm tầm nhìn của tôm tốt hơn, giảm mối nguy cho tôm.

    + Khí độc H2S: H2S rất độc đối với tôm, nồng độ trên 0,02mg/l ảnh hưởng đến tôm nhưng H2S chỉ xuất hiện khi pH dưới 7. Như đã nói ở trên ta dùng Oxy zeolit đánh xuống theo chu kỳ 7 ngày một lần, nó giúp phân huỷ các chất hữu cơ, như thức ăn thừa…Zeolite để hấp thu các chất lơ lửng và cặn bã trong ao.

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

BỆNH ĐỎ THÂN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ TÔM SÚ

tháng 3 04, 2021 0

BỆNH ĐỎ THÂN TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG VÀ TÔM SÚ

1/ Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đỏ thân trên tôm Thẻ Chân Trắng và tôm Sú là do virus White spot syndrome (WSSV). Loại virus này có độ độc cực mạnh, nó tấn công vào các mô tế bào trên tôm. Khi đã bị tấn công, tôm nhiễm bệnh làm cho tôm chết hàng loạt, nó xuất hiện trong mọi giai đoạn của tôm.

Nguyên nhân thứ hai các anh (chị) để ý, thường chúng ta hay sử dụng nước mới khi lấy vào ao, thường xuất hiện bệnh đỏ thân. Khi nuôi tôm thẻ, chúng ta sử dụng nước cũ, rồi cải tạo lại là hạn chế có bệnh đó đỏ thân. Nếu lấy nước mới các anh (chị) phải cải tạo ao rất kỷ, diệt khuẩn mạnh vào. Còn trên tôm Sú, thì thường xuyên xuất hiện hơn tôm thẻ.

2/ Triệu chứng

Tôm bị bệnh đổ thân có biểu hiện rất rõ khi chúng ta nhìn mắt thường: tôm tấp mé, yếu ăn, thân tôm chuyển sang màu hồng hoặc đỏ. Có một số đốm trắng xuất hiện trên thân tôm.



Khi tôm đã bị nhiễm dẫn đến tôm yếu đi và có thể chết hàng loạt sau 4- 7 ngày nhiễm bệnh. Vì bệnh đỏ thân nó thuộc virus, khi gặp nhiệt độ thấp, tốc độ lây nó rất nhanh, dẫn đến tôm chết nhanh.


Mọi người chú ý, bệnh WSSV hay gọi là bệnh đỏ thân, nó thường xuất hiện vào mùa lạnh (mùa đông), dễ dẫn đến sự phát triển và lây lan của bệnh này.

3/ Phòng bệnh

Bệnh đỏ thân trên tôm Thẻ Chân Trắng và tôm Sú, hiện tại chúng ta chưa có thuốc đặt trị cho loại bệnh này ở tôm. Cho nên việc phòng bệnh WSSV là rất cần thiết cho các anh (chị) nuôi tôm. Vậy chúng ta phòng như thế nào để đạt hiệu quả, hạn chế bệnh đỏ thân, các anh (chị) xem kinh nghiệm của tôi như sau:

          + Trước hết, khi bắt tôm giống về nuôi, chúng ta nên lựa chọn cơ sở có uy tín, có kiểm tra giống đạt chuẩn. Ao tôm chúng ta phải diệt khuẩn bằng Chlorine để tiêu diệt giáp xác và các mầm bệnh virus, diệt các vật giáp xác như ốc, hến, cua…

          + Đảm bảo yếu tố môi trường cho tôm: như độ PH, độ kiềm, kiểm soát tảo trong ao tôm, khí độc.

          +  Đặc biệt chúng nên nhớ, diệt khuẩn định kỳ, cho tôm như : ABV – IODINO 90 (công dụng diệt khuẩn, nắm và virus) liều dùng: nếu mà nặng ta dùng 1 lít/ 1000-3000m3. Trị bệnh khá nhẹ thì 200ml – 500ml/ 3000m3. Nhớ sử dụng thuốc này vào lúc trời mát.

Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm, tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm.

CÁCH PHÒNG BỆNH HOẠI TỬ CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

tháng 3 04, 2021 0

 

CÁCH PHÒNG  BỆNH HOẠI TỬ CƠ TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

1/ Nguyên nhân và triệu chứng:

Trước hết bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng nó là một loại bệnh truyền nhiễn do virus gây ra, loại virus này có tên là Infecitous myonecrosis virus – IMNV.

Khi tôm thẻ bị nhiễm Virut này (hoại tử cơ) khả năng chết là khá cao, và loại virus này có khả năng lây lan nhanh trong môi trường và nhiệt độ thích hợp.



Biểu hiện tôm bị bệnh hoại tử cơ là chúng ta thấy phần bụng tôm và cơ đuôi ở tôm thẻ có màu trắng đục, và có một số trường hợp phần thịt tôm trương to ra.



Các anh (chị) chú ý, bệnh hoại tử cơ, có dâu hiệu khá tương đồng với bệnh trắng đuôi, nên chúng ta cần chú ý quan sát kỷ và đứa ra chuẩn đón đúng.

2/ Phong bệnh Cách phòng, trị bệnh

Các anh (chị) nên xem coi nguyên nhân là do thiếu khoáng thì chúng ta tiến hành bổ sung khoáng cho tôm ngay. Kiểm tra độ khí độc trong ao và độ PH và kiểm coi đã đúng thông số cho phép chưa.

Giải pháp phòng ngừa tôm đục cơ như sau:

Trước hết anh (chị) bổ sung khoáng định kỳ 5 ngày/lần các sản phẩm khoáng giúp tôm cứng vỏ.

Trộn Canciphos F2 (trộn 5ml/kg thức ăn) hay Supermix (trộn 5ml/kg thức ăn) định kì liên tục khi tôm từ 1 tháng tuổi.

Giải pháp điều trị đục cơ

Bổ sung khoáng KT 01(này là loại khoáng dinh dưỡng, Chuyên giải quyết cong thân, tôm rớt rải rác, kích lột, cứng vỏ nhanh) liều lượng (2kg/1000m3) lúc tôm có biểu hiện bệnh.

Trộn CanciphosF3 (dùng để kích thích tôm lột, nhanh cứng vỏ, giúp tôm tăng trọng) (trộn 10ml/kg thức ăn) hoặc tạt trực tiếp (1lít/1000m3).

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

Phòng Bệnh Đầu Vàng Trên Tôm Thẻ Chân Trắng

tháng 3 03, 2021 0

 

Bệnh Đầu vàng trên tôm thẻ

Bệnh đầu vàng trên tôm xuất hiện phổ biến ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng và nhiều loại tôm biển khác. Tôm nhiễm bệnh đầu vàng trong khoảng thời gian giao mùa, đặc biệt ở những vùng nuôi ven biển có độ mặn cao.

1/ Vậy tác nhân gây bệnh đầu vàng trên tôm thẻ chân trắng, tôm sú là gì?

Bệnh đầu vàng là một trong những loại bệnh phổ biến xuất hiện cả ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Khi đã xuất hiện mà anh chị không phát hiện được thì nguy hại rất lớn.  Tác nhân chính gây bệnh là do virus hình que gây ra, chúng có cấu trúc ARN, bao gồm:

– Yellow head virus (YHV): khiến tôm biến màu vàng nhạt ở phần mang.

– Gill- Associated Virus (GAV): đuôi tôm bị biến đỏ là có màu hơi đỏ, phần đầu ngực và mang biến từ màu hồng sang màu vàng.

– Lymphoid Organ Virus (LOV): tồn tại trong tế bào máu của tôm loại virus này hiếm xuất hiện. thường là do YHV là nhiều.

2/ Triệu trứng bệnh đầu vàng trên tôm.

Bệnh đầu vàng thường xuất hiện trong giai đoạn từ 30 ngày tuổi trở lên với các dấu hiệu, biểu hiện cụ thể như sau:

Trong khoảng thời gian đầu tôm thẻ hay tôm sú bị nhiễm bệnh, tôm phát triển rất nhanh và ăn nhiều hơn mức ăn bình thường (biểu hiện này chúng ta hay bị nhằm nhất, vì cứ ngỡ là tôm hút thức ăn mau lớn). Một vài ngày sau tôm ăn chậm lại hoặc dừng ăn, 1 – 2 ngày, tôm dạt vào gần bờ và chết. Đối với bệnh đầu vàng trên tôm , tỉ lệ chết tăng dần có thể đến 100% chỉ trong vòng từ 7 – 10 ngày, cụ thể:

– Ngày thứ nhất, một số con bị nhiễm bệnh thường bơi lờ đờ, hôn mê bơi lên tầng gần bờ ao.

– Ngày thứ hai, số tôm bị nhiễm bệnh tăng lên, những ngày tiếp theo số tôm chết tăng dần và có thể chết đến 100%.

– Tôm chết, chúng ta kiểm tra thì thấy toàn cơ thể  tôm nhợt nhạt, phần  đầu  và ngực tôm bị phồng lên. Mang và gan tôm chuyển sang màu vàng nhạt.

Lưu ý: bệnh đầu vàng có các triệu chứng khá tương tự với các dấu hiệu bệnh khác, vì thế  các anh (chị) nên áp dụng thêm các biện pháp kiểm tra bệnh khác nhau để đưa ra kết luận chính xác và phương pháp điều trị tốt nhất.

Anh chị xem video cách phòng và trị bệnh:



3/  Phòng và trị bệnh

Hiện tại, bệnh đầu vàng chưa tìm ra thuốc chữa trị hiệu quả, vì thế bà con cần phải có những phương pháp Phòng ngừa bệnh An Toàn theo các cách sau:

– Lựa chọn tôm giống sạch, không nhiễm bệnh.

– Tiến hành diệt khuẩn trong ao tôm.

– Thường xuyên bổ sung các khoáng chất thiết yếu, Vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm. Đặc biệt, bà con có thể trộn Vitamin C với thức ăn để tăng sức đề kháng tốt nhất cho tôm.

– Nuôi tôm với mật độ vừa phải, phù hợp với diện tích, mực nước của ao nuôi.

– Thường xuyên cung cấp đủ Oxy cho ao nuôi (hàm lượng oxy luôn lớn hơn 4mg/L)

– Giữ môi trường luôn ổn định, sử dụng màng lưới để ngăn chặn những mầm bệnh từ bên ngoài.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Phòng Và Trị Bệnh Gan Tụy Cấp Tính Trên Tôm Thẻ Chân Trắng (EMS)

tháng 2 24, 2021 0

 Phòng và trị bệnh gan tụy cấp tính.

1/ Nguyên nhân gây bệnh gan trên tôm thẻ là do đâu?

      Trước hết nguyên nhân gây bệnh trên tôm thẻ là do đâu. Nếu nói về nguyên nhân thì có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng hiện nay chúng ta đã phát hiện một số nguyên nhân như sau:

+ Trước hết, là do chất dinh dưỡng có thể chúng ta thiếu các chất dinh dưỡng cho tôm, nếu chúng ta cho dư chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của tôm cũng không tốt. vì vậy cách quản lý thức ăn cho tôm và biết cách trộn thức ăn cho tôm là một vấn đề khá quan trọng.

+ Thứ hai, Trong đó môi trường ao nuôi là một phần không nhỏ dẫn đến ảnh hưởng đến tôm.  Điều kiện khí hậu và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là những tác nhân khiến tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan. Trong đó, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là tác nhân chính gây bệnh cho tôm thẻ chân trắng. Vi khuẩn này nó có khả năng xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa của tôm, nó nhờ đường tiêu hoá của tôm để phát triển và tồn tại.

         Thứ ba, vấn đề quan trọng dẫn đến bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng còn xuất hiện ở những ao nuôi xấu (xấu ở đây do ta không quản lý được môi trường nước như PH; Kiềm; màu nước: tức là tảo già hay không có khả năng gây tảo; Khí độc, không diệt khuẩn định kỳ.  

2/ Các dấu hiệu nhận biết tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan

Hiện nay, chúng ta đã phát hiện ra một số dấu hiệu của bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng với các dấu hiệu mà mắt thường có thể nhìn thấy được, cụ thể như:

– Tôm thẻ chân trắng bị teo gan:  khi ta kiểm tra tôm, ta quan sát bệnh teo gan ở tôm thẻ chân trắng có biểu hiện gan tôm nhỏ lại, xuất hiện màu đen và chai đi, gan tôm bị teo, chúng ta lấy tay lăn nhẹ qua phần đầu tôm, thấy gan tôm không bị vở mà có dấu hiệu dai, Theo thông thường, tôm bị bệnh về gan thì khi chết ruột tôm thẻ bị rỗng, gan màu đen xậm và dai. Tôm chết rải rác, số tôm chưa nhiễm bệnh vẫn phát triển bình thường. 



– Tôm Thẻ Chân Trắng bị nhũn gan: Gan tôm thẻ bị nhũn, dễ vỡ, gan của tôm có màu vàng nhạt. Thường thấy đầu tôm thẻ bị chảy dịch ra khi ta kiểm tra phần đầu.

– Tôm thẻ chân trắng bị hoại tử gan cấp tính:  Cũng gần giống như bị nhũn gan. Gan của tôm thẻ đổi sang màu nhạt đến trắng,  kèm theo đó ruột tôm rỗng tỷ lệ chết cao. 



3/ Cách phòng bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng

Thưa các anh (chị)! Hiện nay chúng ta chưa có thuốc đặt trị riêng về gan cho tôm. Chúng ta chỉ trên tinh thần là phòng bệnh. Phòng bệnh là cách khá tốt để giảm thiểu chúng bị bệnh.

Các anh (chị) xem video chi tiết hơn: 



Do đó, chúng ta phòng bệnh gan cho tôm là vì tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu nên khi tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan thì việc điều trị khá khó khăn. Chính vì thế, các anh (chị) cần có các phương pháp phòng ngừa dịch bệnh ngay từ ban đầu.

– Việc đầu tiên,  trước khi thả tôm thì việc lựa chọn mua giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Vì vậy, chúng ta nên chọn những cơ sở bán tôm giống có uy tính trên thị trường.

–Việc thứ hai,  giữ môi trường nước cho tôm:

+Chúng ta thả tôm với mật độ vừa phải, không nên quá dày. Đối với tôm thẻ nếu anh (chị) thả dày thì chúng ta  cần chủ động thu tỉa ao tôm.

+Việc chúng ta lựa chọn thức ăn chất lượng, đủ chất dinh dưỡng, điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh dư thừa (nếu chúng ta nói câu này có thể thừa, vì hiện nay, các số thức ăn bán trên thị trường điều đã được kiểm nghiệm, mà đa số chúng ta mua thì lựa những nơi có uy tín. Mà ở đây chúng ta là bảo quản, và trộn các khoán chất và men cho phù hợp). Chủ động giảm lượng thức ăn khi thời tiết thay đổi, vì thời tiết thay đổi thì tôm cũng giảm ăn (nóng bức, mây mù, mưa gió, bão bùng) và môi trường ao biến động (xử lý hóa chất, rớt tảo, tôm nối đầu, lột xác đồng loạt).

Về phần cho tôm ăn, chúng ta kết hợp với các men tiêu hoá, ngừa đường ruột và lẫn với gan tuỵ cho tôm, kết hợp với Vitamin C trộn điều cho tôm ăn. Nếu chúng ta cho ăn 3 cữ ngày thì trộn cho ăn hai cữ.

– Chúng ta luôn giữ nồng độ pH tốt nhất là từ 7,5 đến 8,5.

– Độ kiềm cần đạt 120 ppm và tăng dần đến 150 ppm ở cuối mùa vụ, có cao hơn cũng không sao, mà có điều cao hơn quá tôm chậm lớn. Tôm Thẻ Chân Trắng khác với tôm Sú vì tôm Sú độ kiềm cao là khá nguy hiểm.

– Duy trì hàm lượng Oxy cần thiết cho ao nuôi bằng cách tăng cường chạy quạt cho tôm.

4/ Điều trị bệnh gan tụy trên tôm thẻ.

Xin nhắc lại! Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh gan trên tôm thẻ nhưng khi tôm xuất hiện những dấu hiệu bất thường, vẫn còn khả năng bắt mồi thì anh (chị)  nên thực hiện một số phương pháp điều trị như sau:

– Sử dụng máy Pockit PCR và KIT để phát hiện chính xác bệnh trên tôm. Kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của máy. Đây được xem là phương pháp chẩn đoán bệnh tôm mới và đạt hiệu quả cao nhất.

Sử dụng  vi sinh EMS – Proof với liều dung như sau: tạt một gói EMS – Proof đã được hoạt hóa cho 2000 – 3000 m3 nước, tạt 2 ngày/1 lần, đồng thời các anh (chị) bổ sung Gut – Well vào thức ăn để bổ sung các  lợi khuẩn đường ruột  cho tôm giúp tôm cải thiện tiêu hóa (giúp tôm dể tiêu hoá hơn, phục hồi sức khỏe tôm sau khi nhiễm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND/EMS).

–Trong lúc này các anh (chị) cần quản lý các yếu tố môi trường  thường xuyên, theo dõi trong ao nuôi để duy trì ở mức ổn định, tránh các điều kiện bất lợi gây ảnh hưởng đến tôm nuôi. Cần chú ý chúng ta cung cấp cho ao tôm đầy đủ oxy để giúp tôm mau hồi phục./

Điều Trị Bệnh Phân Trắng Cho Tôm Thẻ Chân Trắng.

tháng 2 24, 2021 0

 

Điều trị Bệnh phân trắng cho tôm Thẻ Chân Trắng.

1.1.Nguyên Nhân gây bệnh cho tôm:

Bệnh phân trắng có rất  nhiều nguyên nhân gây ra như:

Trước hết là do Vi rút: do virust  MBV và HPV trên các mẫu tôm bệnh gây ra. Có rất nhiều ở trên tôm. Thông thường nó xuất hiện vào mùa lạnh.

Nguyên nhân thứ hai là Vi khuẩn: Nó thuộc nhóm Vi khuẩn Vibrio (như V.Proteolyticus, V. Alginolyticus, V. Harveyi)

Nguyên nhân thứ baTảo độc và thức ăn chứa nấm mốc (tức là thức ăn bải quản không tốt hay thức ăn đã quá hạn), độc tố sẽ phá vỡ lớp tế bào ngoài của thành ruột và manh tràng của tôm gây nên các vết viêm nặng, vi khuẩn Vibrio tấn công làm chết tôm. 



Một số tác giả cho rằng thành ruột tôm bị bệnh có màu vàng nhạt có liên quan đến sự xuất huyết ruột ở tôm và hiện tượng này do các chất độc của tảo gây ra.

Về nguyên nhân môi trường do chúng ta thả tôm ở mật độ nuôi cao, quản lý thức ăn và môi trường ao nuôi kém cũng là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng trên tôm thẻ.

1.2. Triệu chứng

Thường xuất hiện các đoạn phân màu trắng ở trong nhá (vó), và bệnh nặng nhất ta có thể thấy chúng nằm ngay góc ao ở dưới gió, có những đoạn phân trắng nổi trên mặt nước. Có khi tôm thải phân ra còn dính một đoạn ngay hậu môn của tôm. Nếu thấy chúng như vậy tôm có thể chết rãi rác. 



Biểu hiện thứ hai là tôm giản ăn, khi ta canh nhá thấy tôm ăn chậm, nặng có thể bỏ ăn.

Bệnh phân trắng này nếu chúng ta duy trì lâu tôm bị ốp, vỏ mền, chậm lớn. Tại vì một khi đã bệnh thì tôm không thể hấp thu được dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể nên chúng bị ốp và chết dần. 



Khi chúng ta quan sát thấy tôm đường ruột tôm bị đứt khúc, hay ngắt quảng. Nhất là phần kế đuôi tôm. Đó là biểu hiện của bệnh phân trắng.

1.3. Truyền lây:

Bệnh phân trắng không phát triển tràn lan mà thường phát triển thành từng vùng trong vuông tôm.

Những vùng nuôi  tôm đã có xuất hiện bệnh phân trắng  thì cũng dễ bị mắc bệnh vào vụ sau hơn ở những vùng không bị mắc bệnh. Những ao có thời gian cải tạo ngắn, cải tạo không kỹ cũng dễ bị mắc bệnh hơn những ao cải tạo đúng kỹ thuật.

1.4. Phòng Bệnh:

Các anh (chị) xem video để được rõ hơn:



Kiểm tra chất lượng con giống trước khi đưa vào nuôi để tránh mang mầm bệnh vào ao.

Chúng ta nên thả tôm  nuôi ở mật độ phù hợp với từng loại mô hình như ao đất 60 – 80 con/m2.

Chúng ta cần quản lý môi trường ao nuôi tốt, luôn giữ pH ổn định, có thể giao động giữa sáng và trưa trên 0,5 độ.

Điều quan trọng nhất là chúng ta cần quản lý thức ăn tốt để tránh thức ăn dư thừa làm xấu môi trường nước trong ao nuôi tôm của chúng ta.  Đây là biện pháp quan trọng nhằm hạnh chế sự xuất hiên và lấy lan của bệnh.

- Theo dõi tôm trong nhá thường xuyên.

* Lưu ý: định kỳ 10-15 ngày chúng ta nên  kiểm tra hàm lượng vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi và  tôm nuôi để có hướng xử lý kịp thời cho quá trình nuôi của chúng ta

- Chúng ta cần định kỳ sát khuẩn ao nuôi:

+ Vimekon với liều 1kg/3000 m3

+ Vime-paraside 1 lít/2.000m3 nước định kỳ 7 ngày/lần giảm mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao.

- Quản lý môi trường ao nuôi ổn định bằng:

+ Tăng cường bổ sung vi sinh đường ruột Probisol với liều 10g/kg thức ăn kết hợp với với các men tiêu hoá dể cho tôm hấp thu.

+ Để tăng cường sức đề kháng cho tôm  chúng ta cần phải bổ sung thêm Vitamim C liều 10g/kg thức ăn và Hepatic liều 10ml/kg thức ăn trong quá trình nuôi và tăng cường chức năng gan để tôm khỏe mạnh, tăng khả năng thải độc cho tôm nuôi.

1.5. Trị Bệnh:

Khi  chúng ta phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh phân trắng thì các anh (chị) cần tiến hành các bước sau:

- Giảm thức ăn cho tôm còn khoảng 50-70% lượng thức ăn hàng ngày.

- Xử lý môi trường:

+ Tăng cường thay nước từ 30 – 50%. Chúng ta chuẩn bị ao lắng. môi trường trong ao lắng phải đảm bảo các thông số như PH, Kiềm, màu nước…

+ Sử dụng Vimekon sát khuẩn nước ao với liều 1kg/1500 m3  hay các anh (chị) Vime-paraside 1 lít/1.000m3 nước.

Sau khoảng 48h chúng ta đánh Vi sinh Vime Bitech liều 1kg/1000m3

- Về phần cho ăn anh (chị) chú ý: Trộn men vi sinh trị đường ruột kết hợp với Vitamin C cho tôm ăn. Tăng cường bổ sung vi sinh và các khoáng chất cho tôm như:

Probisol 10g/kg thức ăn + Organic 10g/kg thức ăn để phục hồi và tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho tôm.