Bệnh Đầu vàng trên tôm thẻ
Bệnh đầu vàng trên tôm
xuất hiện phổ biến ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng và nhiều loại tôm biển khác.
Tôm nhiễm bệnh đầu vàng trong khoảng thời gian giao mùa, đặc biệt ở những vùng
nuôi ven biển có độ mặn cao.
1/
Vậy tác nhân gây bệnh đầu vàng trên tôm thẻ chân trắng, tôm sú là gì?
Bệnh đầu vàng là một
trong những loại bệnh phổ biến xuất hiện cả ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Khi
đã xuất hiện mà anh chị không phát hiện được thì nguy hại rất lớn. Tác nhân chính gây bệnh là do virus hình que
gây ra, chúng có cấu trúc ARN, bao gồm:
– Yellow head virus
(YHV): khiến tôm biến màu vàng nhạt ở phần mang.
– Gill- Associated
Virus (GAV): đuôi tôm bị biến đỏ là có màu hơi đỏ, phần đầu ngực và mang biến từ
màu hồng sang màu vàng.
– Lymphoid Organ Virus
(LOV): tồn tại trong tế bào máu của tôm loại virus này hiếm xuất hiện. thường
là do YHV là nhiều.
2/
Triệu trứng bệnh đầu vàng trên tôm.
Bệnh đầu vàng thường xuất
hiện trong giai đoạn từ 30 ngày tuổi trở lên với các dấu hiệu, biểu hiện cụ thể
như sau:
Trong khoảng thời gian
đầu tôm thẻ hay tôm sú bị nhiễm bệnh, tôm phát triển rất nhanh và ăn nhiều hơn
mức ăn bình thường (biểu hiện này chúng ta hay bị nhằm nhất, vì cứ ngỡ là tôm
hút thức ăn mau lớn). Một vài ngày sau tôm ăn chậm lại hoặc dừng ăn, 1 – 2
ngày, tôm dạt vào gần bờ và chết. Đối với bệnh đầu vàng trên tôm , tỉ lệ chết
tăng dần có thể đến 100% chỉ trong vòng từ 7 – 10 ngày, cụ thể:
– Ngày thứ nhất, một số
con bị nhiễm bệnh thường bơi lờ đờ, hôn mê bơi lên tầng gần bờ ao.
– Ngày thứ hai, số tôm
bị nhiễm bệnh tăng lên, những ngày tiếp theo số tôm chết tăng dần và có thể chết
đến 100%.
– Tôm chết, chúng ta kiểm
tra thì thấy toàn cơ thể tôm nhợt nhạt,
phần đầu và ngực tôm bị phồng lên. Mang và gan tôm chuyển
sang màu vàng nhạt.
Lưu ý: bệnh đầu vàng có
các triệu chứng khá tương tự với các dấu hiệu bệnh khác, vì thế các anh (chị) nên áp dụng thêm các biện pháp
kiểm tra bệnh khác nhau để đưa ra kết luận chính xác và phương pháp điều trị tốt
nhất.
Anh chị xem video cách phòng và trị bệnh:
3/
Phòng và trị bệnh
Hiện tại, bệnh đầu vàng
chưa tìm ra thuốc chữa trị hiệu quả, vì thế bà con cần phải có những phương
pháp Phòng ngừa bệnh An Toàn theo các cách sau:
– Lựa chọn tôm giống sạch,
không nhiễm bệnh.
– Tiến hành diệt khuẩn trong
ao tôm.
– Thường xuyên bổ sung
các khoáng chất thiết yếu, Vitamin để tăng sức đề kháng cho tôm. Đặc biệt, bà
con có thể trộn Vitamin C với thức ăn để tăng sức đề kháng tốt nhất cho tôm.
– Nuôi tôm với mật độ vừa
phải, phù hợp với diện tích, mực nước của ao nuôi.
– Thường xuyên cung cấp
đủ Oxy cho ao nuôi (hàm lượng oxy luôn lớn hơn 4mg/L)
– Giữ môi trường luôn ổn
định, sử dụng màng lưới để ngăn chặn những mầm bệnh từ bên ngoài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét