Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

Điều Trị Bệnh Phân Trắng Cho Tôm Thẻ Chân Trắng.

tháng 2 24, 2021 0

 

Điều trị Bệnh phân trắng cho tôm Thẻ Chân Trắng.

1.1.Nguyên Nhân gây bệnh cho tôm:

Bệnh phân trắng có rất  nhiều nguyên nhân gây ra như:

Trước hết là do Vi rút: do virust  MBV và HPV trên các mẫu tôm bệnh gây ra. Có rất nhiều ở trên tôm. Thông thường nó xuất hiện vào mùa lạnh.

Nguyên nhân thứ hai là Vi khuẩn: Nó thuộc nhóm Vi khuẩn Vibrio (như V.Proteolyticus, V. Alginolyticus, V. Harveyi)

Nguyên nhân thứ baTảo độc và thức ăn chứa nấm mốc (tức là thức ăn bải quản không tốt hay thức ăn đã quá hạn), độc tố sẽ phá vỡ lớp tế bào ngoài của thành ruột và manh tràng của tôm gây nên các vết viêm nặng, vi khuẩn Vibrio tấn công làm chết tôm. 



Một số tác giả cho rằng thành ruột tôm bị bệnh có màu vàng nhạt có liên quan đến sự xuất huyết ruột ở tôm và hiện tượng này do các chất độc của tảo gây ra.

Về nguyên nhân môi trường do chúng ta thả tôm ở mật độ nuôi cao, quản lý thức ăn và môi trường ao nuôi kém cũng là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng trên tôm thẻ.

1.2. Triệu chứng

Thường xuất hiện các đoạn phân màu trắng ở trong nhá (vó), và bệnh nặng nhất ta có thể thấy chúng nằm ngay góc ao ở dưới gió, có những đoạn phân trắng nổi trên mặt nước. Có khi tôm thải phân ra còn dính một đoạn ngay hậu môn của tôm. Nếu thấy chúng như vậy tôm có thể chết rãi rác. 



Biểu hiện thứ hai là tôm giản ăn, khi ta canh nhá thấy tôm ăn chậm, nặng có thể bỏ ăn.

Bệnh phân trắng này nếu chúng ta duy trì lâu tôm bị ốp, vỏ mền, chậm lớn. Tại vì một khi đã bệnh thì tôm không thể hấp thu được dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể nên chúng bị ốp và chết dần. 



Khi chúng ta quan sát thấy tôm đường ruột tôm bị đứt khúc, hay ngắt quảng. Nhất là phần kế đuôi tôm. Đó là biểu hiện của bệnh phân trắng.

1.3. Truyền lây:

Bệnh phân trắng không phát triển tràn lan mà thường phát triển thành từng vùng trong vuông tôm.

Những vùng nuôi  tôm đã có xuất hiện bệnh phân trắng  thì cũng dễ bị mắc bệnh vào vụ sau hơn ở những vùng không bị mắc bệnh. Những ao có thời gian cải tạo ngắn, cải tạo không kỹ cũng dễ bị mắc bệnh hơn những ao cải tạo đúng kỹ thuật.

1.4. Phòng Bệnh:

Các anh (chị) xem video để được rõ hơn:



Kiểm tra chất lượng con giống trước khi đưa vào nuôi để tránh mang mầm bệnh vào ao.

Chúng ta nên thả tôm  nuôi ở mật độ phù hợp với từng loại mô hình như ao đất 60 – 80 con/m2.

Chúng ta cần quản lý môi trường ao nuôi tốt, luôn giữ pH ổn định, có thể giao động giữa sáng và trưa trên 0,5 độ.

Điều quan trọng nhất là chúng ta cần quản lý thức ăn tốt để tránh thức ăn dư thừa làm xấu môi trường nước trong ao nuôi tôm của chúng ta.  Đây là biện pháp quan trọng nhằm hạnh chế sự xuất hiên và lấy lan của bệnh.

- Theo dõi tôm trong nhá thường xuyên.

* Lưu ý: định kỳ 10-15 ngày chúng ta nên  kiểm tra hàm lượng vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi và  tôm nuôi để có hướng xử lý kịp thời cho quá trình nuôi của chúng ta

- Chúng ta cần định kỳ sát khuẩn ao nuôi:

+ Vimekon với liều 1kg/3000 m3

+ Vime-paraside 1 lít/2.000m3 nước định kỳ 7 ngày/lần giảm mật độ vi khuẩn Vibrio trong ao.

- Quản lý môi trường ao nuôi ổn định bằng:

+ Tăng cường bổ sung vi sinh đường ruột Probisol với liều 10g/kg thức ăn kết hợp với với các men tiêu hoá dể cho tôm hấp thu.

+ Để tăng cường sức đề kháng cho tôm  chúng ta cần phải bổ sung thêm Vitamim C liều 10g/kg thức ăn và Hepatic liều 10ml/kg thức ăn trong quá trình nuôi và tăng cường chức năng gan để tôm khỏe mạnh, tăng khả năng thải độc cho tôm nuôi.

1.5. Trị Bệnh:

Khi  chúng ta phát hiện ao nuôi có dấu hiệu bệnh phân trắng thì các anh (chị) cần tiến hành các bước sau:

- Giảm thức ăn cho tôm còn khoảng 50-70% lượng thức ăn hàng ngày.

- Xử lý môi trường:

+ Tăng cường thay nước từ 30 – 50%. Chúng ta chuẩn bị ao lắng. môi trường trong ao lắng phải đảm bảo các thông số như PH, Kiềm, màu nước…

+ Sử dụng Vimekon sát khuẩn nước ao với liều 1kg/1500 m3  hay các anh (chị) Vime-paraside 1 lít/1.000m3 nước.

Sau khoảng 48h chúng ta đánh Vi sinh Vime Bitech liều 1kg/1000m3

- Về phần cho ăn anh (chị) chú ý: Trộn men vi sinh trị đường ruột kết hợp với Vitamin C cho tôm ăn. Tăng cường bổ sung vi sinh và các khoáng chất cho tôm như:

Probisol 10g/kg thức ăn + Organic 10g/kg thức ăn để phục hồi và tăng cường hệ vi sinh đường ruột cho tôm.